Đều được cấu tạo bởi nguyên tố Cacbon nhưng áp lực đủ lớn mới tạo ra kim cương, còn lại là than đá. Lựa chọn trở thành than đá hay kim cương là do bạn. Đây cũng chính là lý do hàng vạn người mong muốn trở thành lãnh đạo, thủ lĩnh nhưng chỉ một vài người làm được điều đó. Người thủ lĩnh thực thụ đứng đầu hệ thống mang đầy áp lực và nỗi cô đơn.
Áp lực giữ lửa và truyền lửa
Như người dẫn đầu mang ngọn lửa tinh thần và nhiệt huyết của đội nhóm, nhiều khi chính bản thân thủ lĩnh cũng mất đi nhiệt huyết. Nhưng sự thật là nếu bản thân thủ lĩnh mất đi năng lượng thì những người trong đội nhóm cũng sẽ dần mất đi nhiệt huyết và những niềm tin tích cực nhất. Nguồn năng lượng tích cực chính là lực đẩy giúp các thành viên đội nhóm nỗ lực hành động đi đến mục tiêu. Ai cũng biết, làm lãnh đạo không chỉ là quản lý về công việc, mà còn là lãnh đạo tinh thần của mọi người. Chính vì vậy mà áp lực, lo lắng của riêng mình, thủ lĩnh phải cất giấu sâu thẳm vào trong, để luôn luôn xuất hiện với hình ảnh cũng rạng rỡ và đầy nhiệt huyết trước đội nhóm của mình.
Áp lực quản lý và đào tạo hệ thống
Hệ thống với hàng trăm con người, mỗi người một tính cách, một khả năng khác nhau, muôn hình muôn vẻ. Có câu “ làm sếp như làm dâu trăm họ”. Mà 90% thủ lĩnh hiện nay đang quản lý đội nhóm theo bản năng, không có kiến thức nền tảng, không được học bài bản về quản trị. Ngay cả chính bản thân tôi cũng nằm trong số đó những ngày đầu kinh doanh hệ thống. Bởi vậy học từng chút một từ kỹ năng như: đào tạo, họp, khen thưởng, xây văn hóa, tạo ra hệ thống vừa mạnh về doanh số vừa tự hào về giá trị văn hóa tinh thần chính là áp lực “đầu đời” của bất kỳ người thủ lĩnh nào.
Áp lực phát triển bản thân song song với phát triển hệ thống
Hệ thống cần lớn mạnh, thế giới thay đổi mỗi ngày, thị trường cạnh tranh không ngừng, do vậy thủ lĩnh nếu không nâng cấp bản thân mình mỗi ngày thì đó đã là sự tụt lùi và thất bại. Một thủ lĩnh với đội nhóm 20 và đội nhóm 200 người cần tư duy và lộ trình đào tạo khác nhau, mục tiêu khác nhau, quản lý đội nhóm khác nhau.
Thời gian phát triển hệ thống, tôi gặp áp lực với việc học hỏi để hoàn thiện và nâng cao kho kiến thức giúp giải quyết vấn đề phát sinh từ đội nhóm. Phải làm sao để đội nhóm của tôi vừa gia tăng về cả số lượng lẫn chất lượng, năng lực bán lẻ, tuyển sỉ, tổ chức đội nhóm,…?. Tất cả những điều đó buộc tôi phải thay đổi, phải phát triển năng lực bản thân song song với việc phát triển hệ thống của mình. Tôi nghĩ rằng hàng nghìn thủ lĩnh cũng giống tôi và đã trải qua áp lực này.
Phát triển bản thân song hành cùng phát triển hệ thống
Niềm cô đơn thường trực…
Câu chuyện khởi nghiệp bước chân ngang từ cô kế toán thuế sang kinh doanh hệ thống là khoảng thời gian khó khăn nhất với tôi. Đó gần như là lúc mình tôi một chiến tuyến, một lựa chọn. Tôi không thể chia sẻ với người thân bạn bè bởi tất cả mọi người đều can ngăn. Tôi khởi động mọi thứ với một Facebook mới mà không kết bạn với các thành viên trong gia đình, không mối quan hệ, không kỹ năng bán hàng. Tất cả là con số 0.
Rồi khi những thành quả kinh doanh bắt đầu đến, hệ thống của tôi ngày một tăng….
Có những ngày mệt mỏi trở về nhà, tôi ước có thể chia sẻ với chồng và ôm ấp những đứa con nhỏ để vơi đi nỗi mệt mỏi hoặc ít nhất là không cần tỏ vẻ mạnh mẽ. Vậy nhưng với vai trò của người lãnh đạo, tôi vẫn phải một mình gồng gánh mà không có người chia sẻ.
Tôi đã phải hy sinh thời gian cho bản thân, cho con cái, gia đình, ở công ty làm việc từ 8h sáng đến 23h đêm. 15 tiếng đồng hồ làm việc trong ngày trôi qua thật nhanh, khi đội nhóm về hết chỉ còn mình tôi vẫn miệt mài với những suy nghĩ trăn trở cho hệ thống, ngổn ngang biết bao kế hoạch. Đâu thể so sánh bởi cuộc sống này công bằng, “muốn ngồi được vị trí không ai ngồi được phải chịu được cảm giác không ai chịu được”- cô đơn âu cũng là cái giá cho những thành công và những trải nghiệm cuộc sống người thủ lĩnh có được. Bạn hãy coi việc trở thành thủ lĩnh chính là trách nhiệm mà những người trong đội nhóm tin tưởng và đặt lên vai mình.
Đôi khi không thể làm hài lòng tất cả mọi người
Liệu rằng thủ lĩnh có thể hoàn hảo đến mức có thể cư xử để làm hài lòng 100% thành viên trong đội nhóm? Câu trả lời là không. Với vai trò là thủ lĩnh chúng ta sẽ cân nhắc những quyết định tốt nhất cho đội nhóm của mình nhưng đôi khi với một số ít lại không thực sự khiến họ vui vẻ. Mặt khác khi đưa ra các quy định thúc đẩy đội nhóm giúp anh chị em phát triển, trưởng thành vô tình đẩy họ vào một trạng thái có vẻ hơi “ngột ngạt”.
Nếu ai đó thực sự hiểu nỗi lòng của thủ lĩnh họ sẽ nhận ra: nếu không đặt ra kỳ vọng đưa thành viên khỏi vòng an toàn của họ, khiến họ có động lực để hành động mạnh mẽ thì tức là tôi đang không làm tốt trong cương vị một người lãnh đạo, dẫn dắt đội nhóm.
“Đứng mũi – chịu sào” trong mọi quyết định
Thủ lĩnh giống như thuyền trưởng dẫn dắt đội nhóm khi biển lặng hay cả lúc sóng gió. Chưa cần biết năng lực của người đứng đầu ra sao nhưng người trong đội nhóm thường nhìn vào cách ứng xử, dám đương đầu và dám chịu trách nhiệm của thủ lĩnh để trao niềm tin và đánh giá giá trị.
Nhờ vậy, thủ lĩnh sẽ học được cách sống có trách nhiệm với mọi vấn đề gặp phải của đội nhóm.
Không ai sinh ra đã hoàn hảo với cốt cách và năng lực của người thủ lĩnh. Tất cả do thời gian và sự nỗ lực tôi luyện mà thành. Nếu thực sự bạn đã đủ bản lĩnh để đương đầu, đủ lý trí vượt qua mọi áp lực, đủ quyết tâm để bước ra ngoài nỗi cơ đơn thì chào mừng bạn đã bước vào thế giới của thủ lĩnh. Ít nhất, bạn có tôi là người đồng hành trên hành trình chinh phục những dấu mốc phát triển quan trọng của đội nhóm. Tìm hiểu thêm về quy trình tuyển sỉ thực chiến tôi đúc kết từ 6 năm kinh nghiệm của mình tại đây. (Chèn Hypelink )